Cách tính toán làm mát khi sử dụng hệ thống làm mát áp suất âm

Khi dùng hệ thống làm mát bằng áp suất âm, ta cần biết rõ cách tính toán làm mát sao cho phù hợp nhất mà vẫn tiết kiệm chi phí. Tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin!

Tổng quát về hệ thống làm mát nhà xưởng bằng áp suất âm

Trước khi đi vào hướng dẫn cách tính toán làm mát với hệ thống áp suất âm, ta cần hiểu rõ cấu tạo hệ thống làm mát nhà xưởng này.

Hai yếu tố quan trọng nhất là quạt máy công nghiệp, hệ thống cấp nước và tấm cooling pad

  • Quạt hút công nghiệp có tác dụng hút khí nóng và bụi bẩn từ trong nhà xưởng chuyển ra bên ngoài. Quạt hút sẽ được lắp đặt ở một đầu nhà xưởng.
  • Tấm cooling pad được lặp đắt phía đối diện nhà xưởng. Phái trên  Những tấm làm mát này là hệ thống phân phối nước. Nước thấm qua tấm làm mát sẽ trở lại hệ thống máng nước thành một vòng tuần hoàn.
  • Trong vòng tròn tuần hoàn này, một đầu thải khí nóng và một đầu liên tục cấp ẩm và hạ nhiệt để làm mát nhà xưởng.
Quạt hút công nghiệp làm mát nhà xưởng
Quạt hút công nghiệp làm mát nhà xưởng 

Cách tính toán làm mát với số lượng quạt và tấm cooling pad

Cách tính tổng số lượng quạt hút: 

Với yêu cầu về số lần thay đổi không khí trong 1 giờ :

  • Nơi công cộng ít thiết bị, máy móc (văn phòng, siêu thị, nhà Sách,…)

X = 30- 40 lần/giờ .

  • Nhà xưởng sản xuất có nhiều máy móc, thiết bị (may, cơ khí ,rèn,…)

X = 50-60 lần/giờ .

Công thức tính số lượng quạt cho nhà xưởng:

 N = T*X / Q,  trong đó:

N  : Tổng số quạt hút công nghiệp.

T : Thể tích nhà xưởng (m³) = Chiều dài (m)*rộng (m)* cao (m)

X  : Số lần thay đổi không khí 

Q  : Lưu lượng gió ( m³/h)

Cách tính diện tích tấm cooling pad

Để tính được diện tích tấm làm mát, trước tiên phải xác định vận tốc gió đi qua tấm pad .Trong kỹ thuật điều hòa không khí và thông gió, vận tốc gió qua cửa phân phối tốt nhất từ 1,8-2,5 m/s, tương đương 64800 m³/h- 9000 m³/h. Ở đây nên chọn vận tốc là 9000 m³/h. 

Áp dụng công thức: 

S =T*X/Vg, trong đó: 

S: Diện tích tấm làm mát nhà xưởng- Cooling pad

T: Thể tích nhà xưởng (m³) = Chiều dài (m)*rộng (m)* cao (m)

X  : Số lần thay đổi không khí 

 Vg: Vận tốc gió là 9000 m³/h.

Tấm làm mát nhà xưởng Cooling pad
Tấm làm mát nhà xưởng Cooling pad

Ưu điểm hệ thống làm mát hơi nước áp suất âm

Với cách tính toán làm mát trên, ta có thể thấy rõ ràng những ưu điểm hệ thống làm mát nhà xưởng bằng áp suất âm: 

  • Làm mát nhà xưởng áp suất âm phù hợp các ngành: Cơ khí, in ấn, may mặc, giày da,… 
  • Môi trường làm việc yên tĩnh.
  • Tiết kiệm năng lượng vận hành và chi phí đầu tư ban đầu
  • Nhiệt độ giảm 3 – 8°C, liên tục trao đổi khí. 
  • Bố trí thiết bị đơn giản, từ đó tiết kiệm không gian lắp đặt.
  • Góp phần bảo vệ môi trường vì không sử dụng khí gas
  • Cơ chế hoạt động cũng cho phép hệ thống lọc bụi bẩn trong không khí hiệu quả và tăng tính đối lưu.

Tính toán đã không còn gây đau đầu cho người mua, khi áp dụng cách tính toán làm mát phía trên. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích khi bạn muốn lặp đặt hệ thống làm mát nhà xưởng.

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *